Atlat Địa Lý được coi là một trong những trợ thủ đắc lực trong các kỳ thi quan trọng. Thế nhưng, nhiều thí sinh còn gặp khó khăn trong việc sử dụng cũng như chưa có cách khai thác hiệu quả. Dưới đây là những bí quyết và kỹ năng nhỏ giúp các sĩ tử có thể lấy được điểm cao trong những câu hỏi khi sử dụng Atlat Địa Lý.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy Atlat Địa Lý được sắp xếp thành 4 phần chính tương ứng với các chương trình trong sách giáo khoa. Từ trang 6 đến trang 14 là những kiến thức giúp bạn học tốt chương trình tự nhiên thường rơi vào bài 6 đến bài 15 trong chương trình Địa Lý lớp 12 cơ bản.
Còn các trang còn lại là kiến thức của các vùng kinh tế cũng như là vùng kinh tế trọng điểm. Đối với trang 4 và 5 sẽ giúp các bạn xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta đặc biệt là biết được các đơn vị hành chính Việt Nam, dân số, diện tích các thành phố trực thuộc trung ương. Còn trang 3 là trang cung cấp hệ thống kí hiệu bản đồ.
ĐĂNG KÝ NGAY CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NGÀNH NGOẠI NGỮ
Khi bạn nắm vững các mục trong Atlat thì thí sinh có thể tìm hiểu đúng và nhanh hơn nội dung kiến thức để tránh đi tình trạng mất quá nhiều thời gian. Thậm chí còn khai thác sai khiến cho kiến thức cần tìm hiểu lạc đề so với bài thi. Bạn có thể tham khảo câu hỏi :
“Thí sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu” ( Đề tốt nghiệp THPT năm 2011 – Câu III – 1 –a) Với đề bài này, ta có thể dựa vào atlat ở mục Công nghiệp chung (trang 21 – atlat) hoặc Vùng Đông Nam Bộ (trang 29 – atlat NXB GDVN) để khai thác
Kỹ năng sử dụng Atlat Địa Lý ăn điểm trong bài thi THPT Quốc gia 2020
Thí sinh nên đọc Atlat theo trình tự khoa học và logic:
“Trước hết cần nắm rõ được các ký hiệu và chú giải của Atlat để có thể vận dụng vào việc đọc các trang bản đồ. Đồng thời, cũng cần nắm vững được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu.
Ví dụ phần kinh tế chung (atlat trang 17 – thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007) tương ứng với mục 1 – Bài 20 “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ”, trang 82 SGK nên không cần học thuộc số liệu trong SGK…
Trong quá trình học cũng như sử dụng Atlat thí sinh cần phải có kỹ năng tính toán, đo đạc, so sánh và xác định vị trí địa lý, xác định các mối liên hệ tương – hỗ, đó có thể là các mối quan hệ như:
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia ( Ảnh minh họa )
Bước 1: Thí sinh cần đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Sau đó cần xác định trang và một số trang liên quan cần dụng dụng để giải quyết yêu cầu của đề bài.
Bước 3: Cần phải xác định loại kĩ năng làm việc với bản đồ các kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lý, kĩ năng xác định vị trí, hay kĩ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian…..
Bước 4: Thí sinh tiến hành xác định sau đó khai thác các ký hiệu thông tin từ Atlat sau đó nên khai thác tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó bao gồm: Nội dung chính và các nội dung phụ, biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ …
Bước 5: Cuối cùng cần phải tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ đồng thời kết hợp kiến thức đã học để trình bày khoa học đúng trọng tâm vào bài thi.
Những câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi thường có 2 dạng:
Lời kết, tất cả những thông tin trên điều đặc biệt thí sinh nên lưu ý khi đọc Atlat phải đọc theo một trật tự để tránh bỏ sót các đối tượng theo yêu cầu của đề thi.
Ngôn ngữ Anh đông đảo nhưng các vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao vẫn "khát" nhân lực. Vì thế những ai đang theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh sẽ không lo thiếu việc làm lương hấp dẫn.
02/02/2021 11:12
26/01/2021 14:32
22/01/2021 09:55
12/01/2021 11:11
04/01/2021 11:51
© Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Và Công Nghệ Việt Nam